Cụm từ dây đai dẹt chắc hẳn không còn quá xa lạ trong lĩnh vực phụ kiện máy móc. Nhưng dây đai dẹt là gì ? Ứng dụng dây đai dẹt trong cuộc sống như thế nào? thì rất nhiều khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về thiết bị phụ tùng còn thắc mắc. Trong chuyên mục của bài việt dưới đây, Chánh Sâm sẽ cùng bạn khám phá thông tin về dây đai dẹt một cách chi tiết nhất.
Dây đai dẹt là gì ?
Dây đai dẹt còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như dây curoa dẹt hay dây đai bản dẹp,… Sở dĩ có tên như vậy là do hình dáng bản dẹp của dây, giúp khách hàng dễ dàng phân biệt với những loại dây curoa khác.
Với chất liệu dẻo dai kết hợp với thiết kế đường dài liên tục khép kín của dây đai dẹt. Giúp kết nối các bánh đà với động cơ Motor được chặt chẽ hơn, truyền năng tốt hơn. Nhờ cấu tạo này nên dây đai dẹt thường có tuổi thọ cao và chịu lực tốt dù trong điều kiện khắt nghiệt.
Sản phẩm này được xem là một trong những phụ tùng quan trọng. Giúp thúc đẩy chuyển động của động cơ máy móc đạt đến tốc độ cao và trơn chu hơn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chịu được lực uốn và lực ma sát lớn trong lúc thiết bị máy móc họạt động. Còn có thể truyền động puli mà không cần nhờ đến bánh răng. Bên cạnh đó, còn giúp vận chuyển sản phẩm từ vị trí này qua vị trí khác nhờ vào độ nhám có ma sát của dây đai dẹt.
2. Cấu tạo dây đai dẹt ra sao?
Dây đai dẹt thường có độ dày từ 0.8mm đến 6mm. Ngoài được cấu tạo bằng cao su thì cũng có một loại dây đai bằng da.
Dù bằng chất liệu nào thì cấu tạo của dây đai dẹt đều có 3 lớp:
– Lớp trên cùng: Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng sẽ quyết định chất liệu của lớp trên cùng. Tuy nhiên, chỉ có 3 chất liệu chính để làm dây đai dẹt là cao su ( tự nhiên và nhân tạo), PU hoặc da.
– Lớp giữa: Đây được xem là phần cốt lõi của của dây đai dẹt, quyết định độ bền cũng như khả năng chịu lực của dây. Chất liệu được dùng để làm lớp này thường là polyamide hoặc polyester.
– Lớp dưới (Pulley side): Là lớp tiếp xúc và chịu ma sát trực tiếp bởi các thiết bị động cơ. Lớp này sẽ được thiết kế dưới dạng bề mặt nhám hoặc bề mặt trơn giúp dễ dàng ứng dụng trong nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau. Chất liệu thường được dùng là cao su hoặc da.
3. Ưu điểm nổi bật của dây đai dẹt là gì?
- Dễ dàng điều chỉnh chu vi dây đai sao cho liên kết giữa dây đai với các thiết bị hoặc dây chuyền vận chuyển được vừa vặn.
- Giảm thiểu tiếng ồn khi động cơ hoạt động.
- Dây đai dẹt có thể hoạt động được với tốc độ cao. Giúp tối ưu hoá hoạt đồng dây chuyền sản xuất. Mang lại năng suất hoạt động cao và hiệu quả công việc tốt.
- Kháng hóa chất tốt,chống cháy, chống tĩnh điện, chống phóng xạ
- Tuổi thọ cao, dẻo dai độ co giãn của dây đai ít, khó bị tác động bởi thời tiết.
- Khả năng chống chịu cao. Chịu được lực kéo, lực uốn mạnh.
- Dễ dàng vệ sinh, thay mới hay bảo dưỡng.
- Có nhiều chủng loại dây đai dẹt khác, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
4. Ứng dụng của dây đai dẹt
Sỡ hữu nhiều chức năng và ưu điểm vượt trội, dây đai bẹt giúp cho dây chuyền sản xuất của nhiều lĩnh vực đạt được hiệu suất cao. Do đó sản phẩm này trở thành một trong những phụ kiện không thể thiếu trong các dây chuyền sản xuất hiện nay.
2 lĩnh vực ứng dụng dây đai dẹt vào dây chuyền sản xuất nhiều nhất là ngành dệt may và ngày bao bì đóng gói. Ngoài ra cũng có một số ngành nghề khác như: ngành làm gỗ, ngành cơ khí,…
Ứng dụng dây đai dẹt vào ngành dệt may
– Dây đai trục chính máy sợi con.
– Dây săng chạy trong máy sợi con.
– Dây đai tiếp tuyến cho máy Se, máy OE
– Dây đai thùng lớn máy chải.
– Dây đai/băng tải ra cúi máy chải thô
– Dây đai dẹt tải cúi máy chải kĩ.
– Dây đai máy thổi bụi.
Ứng dụng dây đại vào ngành bao bì đóng gói
– Dây đai máy dán.
– Dây đai máy bế hộp.
– Dây đai đắp cao su ( Dây đai phủ cao su)
Thông qua bài viết trên, Chánh Sâm hy vọng cung cấp chi tiết những thông tin hữu ích. Giúp quý khách hàng hiểu rõ về dây đai dẹt và dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp.