Dây curoa (hay còn gọi là dây đai) là một trong những thiết bị truyền động quan trọng trong ngành công nghiệp và đời sống hiện đại. Với khả năng truyền động hiệu quả và tiết kiệm, dây curoa được sử dụng phổ biến trong các máy móc công nghiệp, ô tô, và nhiều ứng dụng khác. Bài viết dưới đây Chánh Sâm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dây Curoa (Belt) Và Những Thông Số Cần Biết để chọn lựa sản phẩm phù hợp.
Dây Curoa (BELT) Là Gì?
Dây curoa là một thành phần quan trọng trong hệ thống truyền động công nghiệp. Đây là loại dây có khả năng truyền năng lượng giữa các bộ phận máy móc, giúp điều chỉnh tốc độ quay của các pulley. Một ưu điểm của dây curoa là khả năng giảm thiểu sự ma sát giữa các pulley, giúp tối ưu hóa hiệu suất vận hành, đặc biệt là trong những môi trường làm việc khắc nghiệt.
Dây Curoa (BELT) Trong Tiếng Anh Gọi Là Gì?
Trong tiếng Anh, dây curoa được gọi chung là “Belt”. Các loại dây curoa phổ biến bao gồm:
Dây curoa thang: V-Belt
Dây curoa răng: Timing Belt
Dây curoa dẹt: Flat Belt
Dây curoa rãnh dọc: V-ribbed Belt (ví dụ: PK, PJ, PL)
Dây Curoa (BELT) Được làm bằng chất liệu gì?
Dây curoa, hay còn gọi là đai, đã rất quen thuộc với người Việt, đặc biệt là loại curoa màu đen làm từ cao su. Ngoài cao su, nhiều vật liệu khác cũng được sử dụng để chế tạo dây curoa, tùy theo yêu cầu ứng dụng công nghiệp. Chánh Sâm sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản về dây curoa để người sử dụng có thể lựa chọn và vận hành hiệu quả.
Các Loại Dây Curoa (BELT) Phổ Biến

Dây curoa truyền động được phân làm 3 loại chính:
Dây curoa thang (V-belt) :
Dây curoa thang được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng cần truyền động mạnh và độ bền cao, với các loại tiêu chuẩn như A, B, C, D, E – bề rộng từ 10mm đến 38mm.
Các thông số dây V-belt tuân theo tiêu chuẩn quốc tế DIN hoặc tiêu chuẩn riêng của các hãng như BANDO, GATES, OPTIBELT. Ví dụ: B75 là dây bản B (17mm), chu vi 75 inch (75 x 25,4 mm).
Tại Việt Nam, các bản đai phổ biến gồm FM, A, B, C, D, E với bề rộng tương ứng:
- FM: 10mm (3/8 inch)
- A: 13mm (1/2 inch)
- B: 17mm (21/32 inch)
- C: 22mm (7/8 inch)
- D: 32mm (1-1/4 inch)
- E: 38mm (1-1/2 inch)
Những người làm thiết kế máy chuyên nghiệp thường nắm rõ các thông số này.
Dây curoa răng (Timing Belt)
Dây curoa răng được thiết kế với các răng đồng bộ để truyền động chính xác mà không bị trượt.
- Ứng dụng: Thường dùng trong các hệ thống yêu cầu độ chính xác cao như động cơ ô tô, máy CNC, máy in, thiết bị tự động hóa…
- Ưu điểm: Truyền động êm, độ chính xác cao, không bị trượt, phù hợp cho các hệ thống đồng bộ hóa chuyển động.
Dây curoa dẹt (Flat belt)
Là loại dây có bản rộng, bề mặt phẳng.
- Đặc điểm: Độ bền cao, chạy êm và hiệu suất truyền động tốt.
- Ứng dụng: Thường dùng trong các hệ thống yêu cầu tải nhẹ, tốc độ cao như trong ngành in ấn, bao bì, truyền tải cuộn giấy…
Dây Curoa (BELT) Phổ Biến kèm theo hiệu suất
Các loại dây curoa V-belt cổ điển như Z, A, B, C, D, E (Classic belt) có hiệu suất truyền động không cao. Ngày nay, các hãng đã phát triển dòng V-belt hiệu suất cao bằng cách tăng chiều cao mặt cắt dây đai, giúp nâng hiệu suất truyền động mà không thay đổi bản rộng.
Cải tiến vật liệu và thiết kế: Nhiều loại dây hiện nay dùng vật liệu đặc biệt và có răng để tăng độ bám, chịu nhiệt lên đến 90°C, thích hợp cho môi trường tốc độ cao, rung động mạnh hoặc khoảng cách trục lớn. Ngoài ra còn có loại dây đai nối lưng (banded belts) để tăng độ ổn định.
Các dòng hiện đại gồm: SPZ, SPA, SPB, SPC (đo bằng mm) và 3V, 5V, 8V (đo bằng inch).
Ví dụ: SPB 2000 = chu vi 2000mm, 5V 1000 = 2540mm (100 inch).
So sánh hiệu suất: Dù cùng bản rộng 17mm, nhưng SPB cao hơn bản B (13mm so với 10mm), nên truyền động hiệu quả hơn. Nhờ đó, có thể thay 4 dây B bằng 3 dây SPB, giảm khối lượng và tiết kiệm điện năng, dù chi phí dây SPB cao hơn.
Các Thông Số Cần Lưu Ý Khi Lựa Chọn Dây Curoa
Việc thay thế dây curoa rất đơn giản nếu dây còn nguyên tem mác – bạn chỉ cần cung cấp thông số cho nhà cung cấp để được cấp đúng loại. Tuy nhiên, khi dây đã mòn hoặc mất thông tin, việc lựa chọn dây thay thế sẽ khó khăn hơn. Sau đây là các tính toán chiều dài dây Curoa
Cách tính toán chiều dài dây curoa
- Chiều dài dây curoa (L): Đo khoảng cách giữa hai pulley và sử dụng công thức tính chiều dài dây curoa.
- Bề rộng của dây curoa: Đo bề rộng dây curoa để xác định loại bản.
- L: Chiều dài dây curoa (mm)
- a: Khoảng cách tâm của 2 puly (mm)
- d1: Đường kính của Puly 1 (mm)
- d2: Đường kính của Puly 2 (mm)

Trường hợp dây curoa không còn thông số rõ ràng, bạn có thể xác định chiều dài dây bằng hai cách:
- Đo thông số trên hệ thống puly:
- Đo khoảng cách giữa tâm hai puly.
- Đo đường kính của puly 1 và puly 2.
- Sau đó áp dụng công thức tính chiều dài dây curoa dựa trên các thông số này.
- Nếu còn giữ dây curoa cũ:
- Đánh dấu một điểm trên dây, sau đó đo toàn bộ chu vi để xác định chiều dài.
Chiều dài đo được thường tính bằng mm, bạn có thể chuyển sang inch bằng công thức:
L (inch) = L (mm) / 25.4
Sau khi xác định được chiều dài, bạn tiếp tục đo bề rộng dây để phân loại bản dây (A, B, C…). Từ chiều dài và bản dây, bạn sẽ xác định được model dây curoa cần thay thế.
Hướng dẫn tra mã và đọc thông số ký hiệu dây curoa:
Các loại dây curoa thường được phân loại theo kích thước tiết diện như FM, M, A, B, C, D, E,… Mỗi ký hiệu tương ứng với các loại dây curoa có kích thước và hình dạng khác nhau.


Chiều dài trên dây curoa thể hiện bằng số phía sau trên lưng dây curoa.
Chúng ta quy đổi dây curoa theo kích thước tiêu chuẩn mm như ví dụ bên dưới A25 thì bản rộng là A (theo thông số ở trên). Còn số “25” thể hiện chiều dài 25 inch. Muốn quy ra tiêu chuẩn hệ “cm” thì lấy 25×2,54 = 63,5 cm
Ưu Nhược Điểm Dây Curoa (BELT)
Dây curoa mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số hạn chế cần lưu ý:
Ưu điểm:
- Có khả năng truyền động và cơ năng ở các trục ở xa
- Làm việc êm ái không quá ồn
- Giữ được an toàn cho các chi tiết máy, động cơ khi quá tải nhờ có khả năng trượt trơn.
- Có thể truyền động cho nhiều trục
- Kết cấu đơn giản, dễ bảo quản..
Nhược điểm:
- Theo khuôn khổ thiết kế.
- Tuối thọ dây đai thấp do các tác nhân xung quanh (Như cát, đas, nhiệt độ…)
- Tỷ số truyền không ổn định, hiệu suất thấp do có sự trượt đàn hồi.
- Lực tác dụng lên trục phụ thuộc vào căng đai.
Ứng Dụng Của Dây Curoa (BELT) Trong Đời Sống
Ô Tô: Dây curoa truyền động giữa các bộ phận trong động cơ ô tô như máy phát điện, máy điều hòa, và bơm nước.
Công Nghiệp: Dây curoa được dùng trong băng tải để vận chuyển hàng hóa trong nhà máy và dây chuyền sản xuất.
Thiết Bị Gia Dụng: Dây curoa xuất hiện trong máy giặt, máy xay sinh tố và máy ép trái cây để truyền động.
Thể Thao: Dây curoa có trong máy chạy bộ, xe đạp tập, giúp truyền động từ động cơ.
Máy Móc Nông Nghiệp: Dây curoa truyền động trong máy cắt cỏ, máy gặt và các thiết bị nông nghiệp khác.
Máy Tính: Dây curoa cũng có trong các thiết bị điện tử như máy in để truyền động.
Dây curoa (Belt) là phần quan trọng trong các hệ thống truyền động hiện đại. Nếu bạn cần tư vấn về các loại dây curoa hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dây curoa công nghiệp, hãy liên hệ với Công Ty Chánh Sâm. Chúng tôi chuyên cung cấp dây curoa chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.